NGUỒN GỐC CỦA BÁNH TRUNG THU? LIỆU Ý NGHĨA CỦA BÁNH CÓ NHƯ BẠN NGHĨ?

CÔNG TY TNHH TỔNG HỢP DONA VIỆT NAM
Thứ Bảy, 03/09/2022

Bánh Trung thu là một món ăn không thể thiếu trong ngày rằm tháng 8, vừa là một món ăn cũng vừa là một hình ảnh tinh thần cho ngày lễ Trung Thu. Tuy quen thuộc đến vậy nhưng không phải ai trong chúng ta cũng hiểu rõ nguồn gốc và ý nghĩa của món bánh này. Hôm nay, hãy cùng Sapo tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc, ý nghĩa của những chiếc bánh Trung thu trong dịp rằm tháng 8 nhé!

 

Bánh Trung thu SAPO

1. BÁNH TRUNG THU LÀ GÌ?
Bánh Trung thu là tên gọi một loại bánh có nguồn gốc từ Trung Quốc dùng để ăn trong các dịp Tết Trung Thu, tiếng Việt có nghĩa là bánh nướng. Tuy nhiên bánh Trung thu theo thời gian, và ở các nước, các vùng có những biến thể khác nhau. Ở Việt Nam nó được chỉ cho loại bánh nướng và bánh dẻo có nhân ngọt thường được dùng trong dịp Tết Trung thu.
Bánh Trung thu có tên gọi trong tiếng Trung là nguyệt bính (Hán tự: 月餅, pinyin: Yuèbǐng), tiếng Anh là moon cake, nghĩa đen là bánh mặt trăng. Bánh Trung thu thường có dạng hình tròn (đường kính khoảng 10 cm) hay hình vuông (chiều dài cạnh khoảng 7 - 8 cm), chiều cao khoảng 4 - 5 cm, không loại trừ cóc các kích cỡ to hơn, thậm chí khổng lồ. Ngoài ra, bánh Trung thu còn có nhiều kiểu dáng khác nhưng phổ biến hơn là kiểu lợn mẹ với đàn con, cá chép.

Bánh Trung thu SAPO

2. NGUỒN GỐC CỦA BÁNH TRUNG THU
Nguồn gốc của bánh Trung thu vốn xuất phát từ Trung Quốc nhưng tại chính quê hương của chiếc bánh này, cũng có rất nhiều giả thiết về sự ra đời của món bánh không thể thiếu vào dịp rằm tháng 8. Có giả thuyết cho rằng từ thời Ân, Chu, ở vùng Chiết Giang đã có loại bánh kỷ niệm Thái sư Văn Trọng, gọi là bánh Thái sư. Đây có thể coi như là "thủy tổ" của bánh trung thu. Đến thời Tây Hán, Trương Thiên đi Tây Vực mang về Trung Quốc hạt mè, hạt hồ đào (walnut), dưa hấu làm nguyên liệu cho loại bánh này, nên nó còn được gọi là bánh hồ đào.
Đến thời Đường, ở thành phố Tràng An có những tiệm bánh trứ danh. Tương truyền có một đêm Trung thu, Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi ăn bánh hồ đào, thưởng ngoạn trăng rằm, Đường Huyền Tông chê tên bánh không hay nên đặt tên là bánh nguyệt (mặt trăng) cho thơ mộng hơn. Từ đó về sau người Trung Quốc gọi nó là bánh mặt trăng. 
Đến thời nhà Tống, tập tục ăn bánh trung thu đã rất thịnh hành trong giới quý tộc. Thậm chí, thú vui quý tộc này còn đi vào hàng loạt bài thơ ca nổi tiếng thời bấy giờ. Tuy nhiên, vào thời này, đó vẫn chỉ là thú vui xa xỉ, chưa phổ biến rộng rãi trong nhân dân.
Sau đó, những chiếc bánh sẽ được truyền đi khắp nơi và trở thành phương tiện liên lạc cho quân khởi nghĩa. Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, người Trung Quốc lấy việc làm bánh này vào ngày rằm tháng 8 để kỷ niệm sự kiện ấy, lâu dần nó trở thành một phong tục truyền thống của nhân dân.

Tại Việt Nam, bánh trung thu truyền thống gồm có 2 loại là bánh nướng và bánh dẻo. Nhân bánh có mặn, có ngọt, đủ vị thể hiện sự ấm áp, ngọt ngào của gia đình. Bánh có hình dáng tròn đầy tượng trưng cho sự sum họp, đoàn viên, bên trong ngập các loại nhân thể hiện sự viên mãn, sung túc. Bánh trung thu hiện đại phần lớn là sự cách tân kiểu dáng là nguyên liệu của nhân bánh, nó có thể là đậu xanh, khoai môn, jambon, các hương liệu như: cà phê, socola, các loại trái cây... Thập kỷ 1980 xuất hiện các kiểu bánh trung thu được làm lạnh (bánh dẻo lạnh). Những năm gần đây còn xuất hiện loại bánh trung thu dành cho người ăn kiêng (bánh trung thu chay).

Bánh Trung thu nhân thập cẩm gà cay - SAPO Bakery

3. Ý NGHĨA CỦA BÁNH TRUNG THU
Theo dòng chảy của sự giao thoa văn hóa, bánh Trung thu được du nhập vào Việt Nam, dù là bánh nướng hay bánh dẻo cũng đều có những ý nghĩa riêng của nó. Bánh dẻo có hình dáng vầng trăng tròn biểu tượng cho sự đoàn viên cộng thêm màu trắng ngà của bánh thể hiện tình yêu khăng khít của vợ chồng. Bánh nướng với lớp vỏ màu cánh gián với ý nghĩa là dù ta có trải qua bao khó khăn trong công việc thì vẫn luôn có người thân bên cạnh, chở che ta. Nhân bánh mặn, ngọt, đủ vị thể hiện sự ấm áp, ngọt ngào của gia đình bên ta.
Bên cạnh đó, bánh nướng bánh dẻo truyền thống của Việt Nam thường có hai hình vuông và tròn. Bánh trung thu hình tròn biểu tượng cho hình dáng của vầng trăng trong ngày rằm tháng 8, mang ý nghĩa của sự vẹn nguyên, đủ đầy, sự đoàn tụ viên mãn. Bánh trung thu hình vuông đại diện cho hình dáng trời đất, sự tự do và hạnh phúc của con người. Sau này có thêm loại bánh cá chép tượng trưng cho tài lộc, thịnh vượng, sự phát triển vượt bậc. Nhìn chung, dù có nhiều thay đổi về hương vị nhưng ý nghĩa chung của bánh Trung thu vẫn không thay đổi qua năm tháng.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu thêm được về nguồn gốc và ý nghĩa của bánh Trung thu, một loại bánh không thể thiếu trong dịp rằm tháng 8 Âm lịch của Việt Nam. Nếu cần tư vấn về các loại bánh Trung Thu, các bạn có thể nhắn tin vào Fapage: Sapo Bakery để được tư vấn kĩ lưỡng nhất nhé!

Viết bình luận của bạn
Bình luận (1)
binh-luan

Hello World! https://helloworld.com?hs=7eb1dcc861653fddf152df652c8d3d05&

27/09/2022

nqx41f

Facebook Sapo Bakery Zalo Sapo Bakery Messenger Sapo Bakery 0943 199 699